I. Thủ tục xin ly hôn ở Việt Nam
Ly hôn là việc hai vợ chồng hoặc một bên nộp đơn ra tòa yêu cầu tòa án chấm dứt quan hệ hôn nhân. Khi ly hôn tại Việt Nam cần hiểu rõ trình tự thủ tục ly hôn theo pháp luật Việt Nam để thực hiện đúng và giải quyết được việc ly hôn tại Tòa án nhân dân có thẩm quyền.
Thủ tục ly hôn ở Việt Nam được quy định tại Bộ luật tố tụng dân sự 2004 và các văn bản có liên quan, trong đó quy định về hồ sơ ly hôn, trình tự giải quyết việc ly hôn tại tòa án.
II. Các bước thực hiện thủ tục ly hôn
Thủ tục xin ly hôn được quy định cụ thể tại Bộ luật tố tụng dân sự 2004 và các văn bản hướng dẫn thi hành của Tóa án nhân dân tối cao hoặc hội đồng thẩm phán.
Trong đó, có thể khái quát lên các bước sau đây:
- Bước 1: Nộp hồ sơ khởi kiện tại Tòa án nhân dân có thẩm quyền;
- Bước 2: Sau khi nhận đơn khởi kiện cùng hồ sơ hợp lệ Tòa án trong thời hạn 05 ngày làm việc Tòa án kiểm tra đơn và ra thông báo nộp tiền tạm ứng án phí cho Quý khách;
- Bước 3: Nộp tiền tạm ứng án phí dân sự sơ thẩm tại Chi cục thi hành án quận/huyện và nộp lại biên lai tiền tạm ứng án phí cho Tòa án;
- Bước 4: Trong thời hạn 15 ngày làm việc Tòa án tiến hành mở phiên hòa giải.
- Bước 5: Trong thời hạn 07 ngày kể từ ngày hòa giải không thành không thay đổi quyết định về việc ly hôn) nếu các bên không thay đổi ý kiến Tòa án ra quyết định công nhận ly hôn.
III. Thẩm quyền giải quyết thủ tục ly hôn
Nhiều người cho rằng việc Ly hôn có thể được thực hiện bởi các cơ quan hành chính như Ủy ban nhân dân nơi cấp đăng ký kết hôn. Nhưng điều đó là hoàn toàn sai, cơ quan duy nhất có thẩm quyền giải quyết việc ly hôn ở Việt Nam (Bao gồm cả ly hôn thuận tình và ly hôn đơn phương) là Tòa án nhân dân.
Về nguyên tắc, thẩm quyền của Tòa án giải quyết vụ án ly hôn sẽ được xác định trên cơ sở thẩm quyền theo lãnh thổ của Tòa án đối với các vụ án dân sự.
Về vấn đề này, khoản 1 Điều 35 Bộ luật Tố tụng dân sự năm 2004 xác định thẩm quyền giải quyết vụ án dân sự của Tòa án như sau:
“a) Toà án nơi bị đơn cư trú, làm việc, nếu bị đơn là cá nhân hoặc nơi bị đơn có trụ sở, nếu bị đơn là cơ quan, tổ chức có thẩm quyền giải quyết theo thủ tục sơ thẩm những tranh chấp về dân sự, hôn nhân và gia đình, kinh doanh, thương mại, lao động quy định tại các điều 25, 27, 29 và 31 của Bộ luật này;
b) Các đương sự có quyền tự thoả thuận với nhau bằng văn bản yêu cầu Toà án nơi cư trú, làm việc của nguyên đơn, nếu nguyên đơn là cá nhân hoặc nơi có trụ sở của nguyên đơn, nếu nguyên đơn là cơ quan, tổ chức giải quyết những tranh chấp về dân sự, hôn nhân và gia đình, kinh doanh, thương mại, lao động quy định tại các điều 25, 27, 29 và 31 của Bộ luật này;
c) Toà án nơi có bất động sản có thẩm quyền giải quyết những tranh chấp về bất động sản.”
Như vậy đối với trường hợp ly hôn thuận tình thì tòa án nơi cư trú làm việc của vợ hoặc chồng đều có thẩm quyền giải quyết vụ việc ly hôn.
Còn đối với trường hợp ly hôn đơn phương thì tóa án nơi cư trú, làm việc của bị đơn (người bị khởi kiện) có thẩm quyền giải quyết vụ việc ly hôn.