I. Quyền nuôi con khi không đăng ký kết hôn
Hiện nay việc nam nữ chung sống với nhau nhưng không đăng ký kết hôn, hoặc nam nữ tuy không chung sống với nhau, không đăng ký kết hôn nhưng có con chung rất nhiều. Thực trạng nay mang đến rất nhiều vướng mắc trong việc giải quyết mối quan hệ giữa cha mẹ và con khi xác lập quan hệ cha mẹ con cũng như phân định quyền nuôi con khi ly hôn(trong trường hợp hủy hôn nhân trái pháp luật hoặc ly hôn đối với hôn nhân thực tế). Vậy quyền nuôi con khi không đăng ký kết hôn được pháp luật quy định như thế nào? Thực tiễn áp dụng ra sao?
Quyền và nghĩa vụ của cha mẹ đối với con khi không đăng ký kết hôn
Theo quy định tại khoản 2 Điều 68 Luật hôn nhân gia đình 2014 thì dù nam nữ có kết hôn hay không kết hôn thì mối quan hệ giữa cha mẹ và con vẫn được pháp luật bảo vệ tuyệt đối như sau: “Con sinh ra không phụ thuộc vào tình trạng hôn nhân của cha mẹ đều có quyền và nghĩa vụ như nhau đối với cha mẹ của mình được quy định tại Luật này, Bộ luật dân sự và các luật khác có liên quan”. Như vậy dù là con trong giá thú hay con ngoài giá thú thì quyền và nghĩa vụ giữa cha mẹ và con vẫn bình đẳng như nhau, không có sự phân biệt đối xử.
Như vậy cha mẹ đều phải có nghĩa vụ chăm sóc nuôi dưỡng con cái, dù đó là con trong giá thú hay ngoài giá thú, pháp luật bảo vệ quyền nuôi con và nhằm bảo vệ quyền và lợi ích cho con trẻ.
II. Một số trường hợp về quyền nuôi con khi không đăng ký kết hôn
Đối với trường hợp con dưới 36 tháng tuổi
Quyền nuôi con khi không đăng ký kết hôn đối với đứa trẻ dưới 36 tháng tuổi được ưu tiên cho người mẹ nuôi, điều này được áp dụng theo quy định Điều 81 Luật hôn nhân gia đình 2014. Nếu cha mẹ có thỏa thuận khác hoặc người mẹ không có điều kiện nuôi con thì người cha được quyền nuôi con. Người cha có nghĩa vụ cấp dưỡng cho con theo quy định của pháp luật.
Đối với trường hợp con trên 36 tháng tuổi
Quyền nuôi con khi không đăng ký kết hôn đối với con trên 36 tháng tuổi sẽ do hai bên cha mẹ thỏa thuận, pháp luật tôn trọng sự thỏa thuận của hai bên sao cho hợp tình, hợp lý và bảo vệ được quyền và lợi ích cho đứa trẻ. Nếu hai bên có tranh chấp về quyền nuôi con thì có thể yêu cầu tòa án giải quyết. Lưu ý đối với trường hợp này các bên phải chứng minh được mối quan hệ cha mẹ con để tòa án có căn cứ giải quyết.
Đối với trường hợp con trên 7 tuổi
Khi giải quyết thủ tục ly hôn(hủy hôn nhân trái pháp luật), quyền nuôi con khi không đăng ký kết hôn đối với con trên 7 tuổi thì tòa án sẽ xem xét ý kiến của đứa con muốn sống với cha hay với mẹ. Vì vậy ý kiến của đứa trẻ sẽ là một căn cứ quan trọng để phân xử quyền nuôi con.